Bí mật của lợi nhuận kỷ lục
Thống kê 611 doanh nghiệp đang niêm yết đã công bố báo cáo tài chính quí 1 cho thấy có đến 90 doanh nghiệp thua lỗ, gần 50% có lợi nhuận giảm so với cùng kỳ năm trước và tính trung bình lợi nhuận của doanh nghiệp đã giảm khoảng 24%.
Trong bối cảnh khó khăn đó vẫn có nhiều doanh nghiệp “lội ngược dòng” thu được lợi nhuận cao. Các doanh nghiệp này thường thuộc ngành nghề cơ bản và sản phẩm ít chịu ảnh hưởng bởi biến động kinh tế hoặc có lợi nhuận đột biến từ hoạt động tài chính.
Trong bối cảnh khó khăn vẫn có nhiều doanh nghiệp “lội ngược dòng” thu được lợi nhuận cao. Các doanh nghiệp này thường thuộc ngành nghề cơ bản và sản phẩm ít chịu ảnh hưởng bởi biến động kinh tế hoặc có lợi nhuận đột biến từ hoạt động tài chính.
Một doanh nghiệp lớn trên sàn khác cũng có kết quả kinh doanh tốt trong quí 1 là Tổng công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất dầu khí (DPM). Lợi nhuận công ty mẹ quí 1 của DPM lên tới 961 tỉ đồng, tăng 69,19% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty trong quí 1 lên tới 55,33%, là tỷ lệ rất cao so bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào. Và cũng không có gì đáng ngạc nhiên nếu biết DPM chiếm khoảng 70% thị phần sản xuất và phân phối phân đạm. Hơn nữa mặt hàng phân bón cũng là một trong những ngành hàng ít chịu ảnh hưởng bởi các biến động về kinh tế.
Những doanh nghiệp có đầu tư tài chính cũng lãi to. Cụ thể như Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) có khoản lợi nhuận sau thuế lên tới 255 tỉ đồng, cao gần gấp ba lần so với cùng kỳ do thu được khoản lời hơn 200 tỉ đồng từ việc thoái vốn khỏi Sacombank trong khi hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
Cũng có không ít doanh nghiệp có lợi nhuận tăng đột biến từ việc bán tài sản. Lợi nhuận sau thuế quí 1 của VINGROUP (VIC) lên đến 842 tỉ đồng, cao gấp 22 lần so với cùng kỳ năm trước nhờ chuyển nhượng bất động sản (được cho là nhờ bán tháp B tòa nhà Vincom Center Hà Nội) thu về 1.333 tỉ đồng, trong khi giá vốn chỉ có 132 tỉ đồng.